- Bước 1: Gây nôn để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể
Đặt người bệnh nằm nghiêng, dùng bất cứ vật dụng gì có thể kê cao phần đầu lên, ngăn không cho chất nôn trào ngược vào phổi, gây sặc. Sau đó, rửa sạch tay và đặt vào lưỡi người bị ngộ độc để kích thích nôn hết thức ăn trong dạ dày ra.
Lưu ý: Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm hôn mê thì không nên gây nôn vì sẽ gây sặc và ngạt thở.
- Bước 2: Cho người bệnh uống nước và nghỉ ngơi
Sau khi nôn hết thức ăn và đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Vì thế, cần phải bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước oresol.
- Bước 3: Đưa người bệnh đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất
Dù đã thực hiện việc sơ cứu ban đầu nhưng tình trạng người bệnh vẫn có thể chuyển biến nặng hơn, do đó cần nhanh chóng đưa đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất cho bác sĩ chuyên khoa thăm khám điều trị. Nhà hàng, khách sạn cần cắt cử nhân viên đi theo chăm sóc cho khách bị ngộ độc.
Những việc cần làm sau khi xảy ra ngộ độc thực phẩm:
- Nếu chỉ có 1 khách bị ngộ độc thì đại diện nhà hàng, khách sạn đứng ra xin lỗi người thân của họ đồng thời trấn an những vị khách còn lại, cho biết chỉ là việc xảy ra ngoài ý muốn và sẽ sớm tìm ra nguyên nhân.
- Nhanh chóng lấy mẫu thức ăn khách đã dùng, gửi đến cơ quan chức năng kiểm tra để xác định món ăn của nhà hàng, khách sạn có phải là nguyên nhân gây ngộ độc không.
- Nếu món ăn của nhà hàng, khách sạn là nguyên nhân gây ngộ độc thì phải xin lỗi khách và thực hiện việc bồi thường chi phí liên quan.
- Trường hợp cơ quan chức năng thông báo thức ăn của nhà hàng, khách sạn không có vấn đề gì thì khi đến thăm cần hỏi khách họ đã ăn hay uống gì trước khi dùng bữa. Nếu là loại đồ ăn, thức uống kị với món ăn của nhà hàng, ân cần khuyên khách lần sau tránh dùng chung những thực phẩm đó.
- Đồng thời cần quan tâm, chăm sóc khách tận tình, đưa khách về khách sạn nghỉ ngơi sau khi xuất viện. Như vậy, dù lỗi là do phía nhà hàng hay từ khách thì khách vẫn sẽ có ấn tượng tốt về thái độ phục vụ nhằm mục đích duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng.
- Pha sẵn oresol với nước sôi để nguội theo đúng liều lượng và mang đến phòng cho khách uống hàng ngày.
- Các bữa ăn trong ngày, phục vụ khách các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa.
- Khuyên khách không nên uống nước ngọt, cà phê hay bia rượu… khi thể trạng chưa thực sự phục hồi.
Nhà hàng, khách sạn sẽ khó có thể tiếp tục kinh doanh hiệu quả khi bị gắn mác “đã từng gây ngộ độc thực phẩm cho khách". Vì vậy, việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng để xử lý tình huống này là đặc biệt quan trọng đối với nhân viên cũng như quản lý nhà hàng, khách sạn nhằm tránh được những thiếu sót nhất định.
Nguồn tin: Hoteljob.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn